Tổ Bịp
- Lý Yêu Sỏa
- 2224 chữ
- 0
- 2024-10-18 16:36
QUYỂN I
THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ
Chương 10
Cả làng chết sạch
Dọc đường Thúy Nhi chỉ cúi đầu không nói tiếng nào. Tôi muốn trò chuyện nhưng nhìn vẻ mặt u uất của chị, tôi không dám nói gì nữa.
Về đến nhà bà cụ thì đã xế trưa. Bà cụ lo đi nấu cơm. Thúy Nhi và tôi bước lên phòng trên. Chị nhìn tôi rất nghiêm túc. Cặp mắt tấy đỏ của chị làm tôi hơi sợ.
Thúy Nhi hỏi: “Em có thích chị không?”
Tôi khẽ gật đầu
Thúy Nhi nói: "Em sẽ là người đàn ông của chị. Chị sẽ nuôi em lớn. Khi nào chị già rồi em sẽ chăm sóc lại chị, có được không?"
Tôi nhớ đến Ni Tử. Tôi muốn làm người đàn ông của Ni Tử nhưng tôi không thể quay về ngôi làng Ni Tử nữa rồi. Chúng tôi cứ đi một mạch về phương Nam, những con đường đã đi qua tuyệt đối không thể quay trở lại. Biết làm sao đây? Vậy cứ làm người đàn ông của Thúy Nhi trước đã. Thực ra làm người đàn ông của Thúy Nhi cũng tốt. Chị ấy có thể ôm tôi ngủ. Thế nên tôi nhanh chóng gật đầu.
Thúy Nhi nói: "Chị đã thất thân rồi, em còn còn thích chị không?"
Lúc đó tôi không hiểu mất đi thân thể nghĩa là gì. Phải ba năm sau tôi mới hiểu được. Người phụ nữ thất thân giống như người đàn ông mất đi đôi chân của mình, cả đời sẽ long đong lận đận. Thấy tôi gật đầu đồng ý, Thúy Nhi rất vui mừng cũng gật gật cái đầu.
Thúy Nhi nói: “Vậy thì từ nay em phải nghe lời chị, được không?”
Tôi lại gật đầu.
Thúy Nhi nói: "Bọn họ đã lấy trộm tiền của gia đình bà. Chúng mình sẽ đi lấy lại. Sau khi lấy được số tiền, chúng mình sẽ trở về đây an hưởng cuộc sống. Chị sẽ là con gái nuôi của nhà này còn em sẽ là chồng chị."
Tôi sợ rằng Thúy Nhi bỏ tôi ở lại một mình nên vội nói: "Em cũng đi nữa."
Thúy Nhi nói: "Được. Ăn xong cơm là chúng ta đi."
Sau bữa trưa, Thúy Nhi và tôi mỗi người gói hai cái bánh màn thầu trong túi rồi lên đường. Để bắt kịp gánh xiếc, chúng tôi đi không ngơi nghỉ. Hễ gặp thôn nào to to chút là chúng tôi hỏi xem có gánh xiếc nào từng đến đó biểu diễn chưa. Thôn nào họ cũng nói là có gánh xiếc đến diễn. Chắc chắc ngày biểu diễn trong thôn đều bị mất trộm nhưng bọn họ sẽ không nghi ngờ gánh xiếc làm chuyện đó cũng như không nghi ngờ hai người đang hỏi thông tin về gánh xiếc này là cùng một bọn trộm cắp.
Tìm gánh xiếc rất dễ, bon họ biểu diễn đều có biển chỉ đường.
Trên đường đi, Thúy Nhi đã kẻ cho tôi rất nhiều chuyện trong nghề diễn xiếc.
Thúy Nhi kể, có đoàn xiếc có những đứa trẻ gấu. Đứa trẻ gấu biết đi thẳng bằng hai chân nhưng không biết nói. Bề ngoài của chúng nó không khác gì con gấu chó nhưng đầu là hình đầu người. Tôi hỏi, vì sao lại như thế? Thúy Nhi nói, có kẻ bắt cóc những đứa trẻ ở dưới quê rồi dán da gấu lên người chúng nó. Sau khi đứa trẻ lớn lên thì sẽ biến thành quái vật đầu người thân gấu. Tôi hỏi vì sao phải làm như vậy? Thúy Nhi nói: Đoàn xiếc nào cũng có những đứa trẻ mình gấu như vậy, thực ra là để nhặt tiền trên mặt đất.
Thúy Nhi nói các đoàn xiếc còn có những cô nương bình hoa. Tôi hỏi cô nương bình hoa là gì? Thúy Nhi nói có người bắt cóc những bé gái đem nhét vào trong bình hoa, bẻ quặp hai chân lại thì chúng nó mãi mãi không thể lớn được. Bình hoa không có đáy, đi đại tiểu tiện đều không có trở ngại gì. Những cô bé này chỉ lớn cái đầu còn cái thân thì vẫn vậy.
Tôi nghe mà kinh hãi.
Thúy Nhi nói: “Sau này em phải bám sát chị, không được chạy đi lung tung. Em mà đi lung tung người ta bắt được sẽ cho làm đứa bé thân gấu.
Tôi nghe xong mà lạnh cả người, vội vàng nói: “Sau này em sẽ theo sát chị, em không muốn làm đứa bé thân gấu”
Tìm gánh xiếc rất dễ. Khi họ biểu diễn đều có bảng hiệu chỉ dẫn.
Bốn ngày sau, cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy họ ở một nơi gọi là Giao Thành Bảo. Khi chúng tôi đến trên sân phơi lúa gánh xiếc đang biểu diễn tiết mục khỉ leo cột.
Khi chúng tôi đến mọi người trong gánh xiếc đều rất ngạc nhiên. Tôi thấy có hai đứa trẻ đang đứng cùng bọn họ. Chúng nó cùng lắm là mười tuổi. Khi thấy người khác vỗ vai tôi thì cũng chạy đến vỗ vai tôi.
Tôi hỏi: “Hai đứa nhỏ này là ai thế?”
Cao Thụ Lâm cười nói: “Học trò ta mới nhận.”
Cao Thụ Lâm bước đến định vỗ vai Thúy Nhi. Thúy Nhi né người tránh qua một bên. Cao Thụ Lâm vừa lúng túng vừa bực mình nhưng thấy chung quanh có nhiều người như vậy nên cũng đành nén giận.
Tôi hỏi ông ta: "Ông tìm ở đâu ra hai đứa nhỏ này thế"
Cao Thụ Lâm nói: “Ta và gia đình chúng nó đã ký giao kèo rồi. Đợi đủ ba năm sau khi chúng nó học xong nghề rồi sẽ cho về nhà đoàn tụ”
Tôi nói: "Tôi hỏi tìm hai đứa nhỏ này ở đâu "
Sắc mặt Cao Thụ Lâm đột nhiên thay đổi, nói: “Con bà nói sao mày hỏi nhiều thế. Mau vào chuẩn bị đi, tí nữa còn lên diễn”
Tôi là đứa mau miệng, mấy hôm không gặp lại Cao Thụ Lâm đã quên mất ông ta là ai. Ông ta nhẹ nhàng với tôi một chút thì tôi đã tưởng mình hay lắm thế mà ông ta vừa nổi xung là tôi đã co vòi.
Vì vừa bị mất sỹ diện nên tôi lén nhìn xem Thúy Nhi có để ý không vì cô đã nói tôi sẽ là người đàn ông của mình. Trước mặt người phụ nữ của mình mà đánh mất tự tôn thì đúng là một chuyện mất mặt. Tôi thấy Thúy Nhi lạnh lùng nhìn Cao Thụ Lâm như nhìn nhìn một người xa lạ.
Chúng tôi hành tung bất định, không bao giờ đi lại đường cũ. Cả nước có nhiều làng mạc như thế, cứ một hôm ghé một làng thì có đi cả đời cũng không hết. Cha mẹ của hai thằng nhóc này một khi đã giao con cho gánh xiếc thì đừng nói ba năm mà ba mươi hay ba trăm năm nữa cũng không tìm lại về được.
Tôi thì đã biết được bí mật của gánh xiếc, còn hai thằng nhóc này thì vẫn như cái hồi tôi mới gia nhập gánh xiếc, lơ ngơ không biết gì.
Hôm đó tôi vẫn biểu diễn tiết mục đi dây như bao lần trước. Đứng trên cao dùng ánh mắt quen thuộc nhìn xuống thôn làng dưới chân, tôi thấy trong sân ngôi nhà thứ sáu bên tay trái có một người phụ nữ mang thai đang đứng tắm nắng.
Bà ta mặc một bộ đồ tơ tằm rộng thùng thình, cánh cửa nhà sau lưng đang mở. Trước cửa phơi hai cái rương. Các góc của rương được bọc đồng. Kiểu rương này là loại xa xỉ thời bấy giờ, chỉ những gia đình quyền quý mới có loại rương như vậy. Loại rương này thường làm bằng gỗ lim, rất đắt tiền. Nhà này phải là nhà giàu, nói không chừng còn có người từng đi nước ngoài.
Tôi đang chăm chú quan sát thì bất ngờ thấy bà bầu ngã sóng xoài dưới sân, miệng há to như đang kêu gào gì đó. Hai tay bà ta duỗi về phía trước, người cong lại bò trên mặt đất như như con tôm. Bà ta vặn vẹo người qua hai bên rồi đột nhiên nằm yên.
Tôi sợ quá, vội chạy về đầu bên kia, tay ôm chặt lấy cây cột, hét ầm lên: “Bên kia có người chết, bên kia có người chết”
Đám đông bên dưới vội tản ra, có người hỏi lớn: “Ở phía nào, ở phía nào?”
Tôi nói:" Ngôi nhà thứ sáu bên tay phải, ngôi nhà thứ sáu bên tay phải. "
Một người đàn ông hét lên. Anh ta như người bị lửa đốt đít phi như bay về làng, chạy theo sau là đám người cả nam lẫn nữ. Tôi nghe có người nói: “Mẹ cái thằng này liều thật. Vợ chửa đẻ thế kia còn chạy đi xem xiếc được”
Sau khi đám đông rời đi, chúng tôi cũng thu dọn đạo cụ, chất lên xe rồi lên đường. Chúng tôi đi rất thong dong, không cần vội vã như những lần trước. Thụ Căn thì giữ cây roi trong lòng, để hai con ngựa muốn đi nhanh chậm thế nào tùy thích. Cao Thụ Lâm vẻ mặt âm trầm không nói gì. Tôi biết ông ta không vui vì tôi đã la hét làm mọi người bỏ đi, khiến gánh xiếc hôm nay không thu hoạch được gì.
Tôi muốn giải thích vài câu với Cao Thụ Lâm nhưng nhìn vào khuôn mặt đen dài có thể cạo ra cả lớp gỉ sét kia thì tôi lại thấy sợ, không dám nhiều lời nữa. Tôi nghĩ dù mình có nói gì đi nữa thì cũng chẳng có ích gì.
Khi mặt trời sắp lặn, chúng tôi đi đến một khe núi. Ở đây bốn bề toàn núi, chỉ có một con đường mòn chạy vào trong núi. Mà con con đường nhỏ hẹp lại là đường cụt, ra vào gì cũng chỉ có một đường này.
Bên trong khe núi có một ngôi làng, chừng đâu vài hộ dân. Nhà cửa mấy nhà này nằm chụm lại như muốn sưởi ấm cho nhau. Nhà của họ không lợp ngói, lợp tranh mà lợp bằng đá. Những phiến đá đen hình chữ nhật không đều phủ trên mái nhà như vảy cá. Ngôi làng rất yên tĩnh. Tôi không nghe thấy tiếng gà tiếng chó nào, kể cả tiếng trẻ con khóc.
Cao Thụ Lâm nói: “Mẹ nó, Ngai Cẩu mày vào làng tìm xem có nhà nào cho thuê trọ không?”
Tôi nhảy xuống xe ngựa, một mình bước vào làng định lập công chuộc tội. Tôi sợ có con chó nào trong làng xông ra cắn bậy nên cố tình ho sặc sụa và bước đi thật mạnh.
Nhưng cả thôn vẫn im phăng phắc, không có đến một tiếng lá rơi.
Khi bước vào ngôi nhà đầu tiên, tôi bất ngờ thấy một người đàn ông nằm dưới sân, bên cạnh là hai cái thùng và một cái quang gánh. Hình như là ông ta đang gánh nước thì bất ngờ trượt chân ngã xuống đất, chưa kịp đứng dậy.
Tôi hỏi: “Có ai không?”
Lời nói của tôi lơ lửng giữa sân vắng mà không có tiếng trả lời. Tôi nhìn vào nhà thì thấy một người phụ nữ cũng đang nằm trên bậc thềm trước cửa, hai tay duỗi ra phía trước, một chân duỗi chéo, chân còn lại co dưới thân. Hai con gà mái nằm lăn ngay cạnh, hai cánh đã rũ xuống giống như bị say rượu.
Nhìn thấy cảnh này, tôi bỗng sợ hãi tột độ, hai chân run lẩy bẩy, miệng không nói lên lời. Tôi quay người chạy, mới được vài bước đã ngã sóng xoài. Tôi lại bò dậy chạy tiếp. Tôi chạy đến bở cả hơi tai, cuối cùng cũng đến chỗ xe ngựa.
Cao Thụ Lâm hỏi: "Chuyện gì thế? Gặp ma à?"
Tôi chỉ vào ngôi nhà đó, nói với cái giọng chưa hết kinh sợ: "Chết cả rồi, người gà gì cũng chết ráo cả rồi”
Thụ Trang đứng trên xe ngựa nhìn vào làng và nói: "Một người chết dưới gốc cây đàng kia, ấy dà, trên đường còn có một người nữa”
Cao Thụ Lâm nhảy xuống xe, kéo dây cương, quay đầu xe, rồi ngồi lên đầu xe, cầm roi quất ngựa: " Đi, đi nào”
Cỗ xe lao như điên ra khỏi núi. Ngồi trong xe tôi thấy lục phủ ngũ tạng mình lộn tùng phèo. Người tôi lúc thì đập vào Cao Thụ Lâm, lúc thì đập vào Tuyến Can.
Cao Thụ Lâm không hề giận. Trong ánh ráng chiều tôi thấy khuôn mặt ông ta tát nhợt, trong mắt hiện lên vẻ hoảng sợ. Con khỉ kêu lên choe chóe, ôm chặt lấy cái chân ghế giống như đang bám lấy cái phao cứu sinh.
Tôi thấy rất kỳ quái. Ngôi làng đó có ma thật sao?