Tổ Bịp

  • Lý Yêu Sỏa
  • 1966 chữ
  • 0
  • 2024-10-18 16:36

QUYỂN I
THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ
Chương 62
Giang hồ ở khắp nơi

Tôi nói: “Đừng có cười vội. Đợi tao kể xong đoạn cổ kinh này, chúng mày không cười nổi nữa đâu. Đây là chuyện có thật ở quê tao. Người trong câu chuyện này tên là Ôn Thuần, là thượng thư bộ công đời nhà Minh, cũng là người dân quê tao”
Bọn nó sáp lại gần tôi, dỏng tai lên nghe.
Tôi hỏi: “Chúng mày biết cái cối xay chứ?”
Băng Lưu Tử nói: “Tao thấy rồi”
Mắt trố và mắt hí cướp lời: “Tao cũng thấy rồi”
Mắt lé nói: “Ai chả biết cái cối xay? Tao còn thấy cái cối nghiền nữa kìa”
Tôi nói với mắt lé: “Thế mày nói xem cối xay và cối nghiền dùng để làm gì?”
Mắt lé nói: “Cối xay là dùng để xay bột. Hai cái thớt đá hình tròn ghép lại sao cho các rãnh đối khít nhau. Đổ lúa mì vào cái lỗ ở giữa cối. Một cái thớt cố định, một cái thớt xoay chung quanh, xay lúa mì thành bột. 
Cối nghiền là một trục đá, một bên to một bên nhỏ. Bên nhỏ cố định vào một cái trụ. Đổ khoai lang xắt miếng xuống dưới trục đá. Trục đá chuyển động sẽ nghiền khoai lang thành bột. Loại nào nhà tao cũng có hết”
Tôi nói với nó: “Thế nhà mày cũng khá nhỉ”
Mắt lé nói: “Tất nhiên rồi. Nửa người trong làng đều mượn cối nhà tao về dùng”
Băng Lưu Tử nói: “Kể nhanh đi. Tao muốn xem con ếch nó thông minh thế nào”
Thế là tôi kể cho chúng nó nghe một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi ở quê mình.
Tôi nói: “Quê tao có một người tên Ôn Thuần, từng làm quan Thượng thư bộ Công đời Minh. Ông ấy là một vị quan thanh liêm. Có một năm nọ, ông ấy chuẩn bị xây một cây cầu bắc qua con sông ở quê mình để giải quyết khó khăn đi lại cho người dân hai thành Nam Bắc. Trước khi xây cầu, ông dẫn người xuống bờ sông khảo sát địa hình, chọn vị trí đặt cầu. Đột nhiên ông thấy mấy con ếch vọt ra từ bụi cỏ, nhảy choi choi, kêu ồm ộp trước chân ông ấy. Ôn Thuần không để ý đến chúng, tiếp tục đi về trước nhưng mấy con ếch cứ nhảy tới trước mặt ông, lại còn kêu với ông ấy. Ông ấy đi thì đám ếch liền chặn đường, Ông ấy dừng lại thì đám ếch nhảy ra sau lưng ông. Ôn Thuần cảm thấy chuyện này rất lạ nên quay lại. Đám ếch liền đi trước dẫn đường. Chúng nó dẫn ông đến trước một đám lau lách thì nhảy tùm xuống nước.
Mắt trố nói: “Dưới nước có cái gì à?”
Tôi nói: “Đúng thế. Ôn Thuần Sai hai người giỏi bơi lội nhảy xuống dưới sông. Lát sau họ ngoi lên nói dưới đáy sông có một người chết. Người này bị trói vào một cái cối xay. Dây trói đã được thắt nút chết nên không cởi ra được. Ôn Thuần bèn sai người vớt cả cối xay và người chết lên. Chúng mày thấy không, ếch nó biết Ôn Thuần là quan to nên chỉ báo án cho ông ấy. Chúng mày nói xem ếch có thông minh hay không?”
Băng Lưu Tử nói: “Thực ra, mỗi loài động vật đều rất thông minh. Chúng nó cũng biết nói chuyện, chỉ là chúng ta không hiểu lời chúng nó”
Mắt lé hỏi: “Người chết đó là ai? Ai đã trói người này vào cối xay rồi nhấn chìm xuống nước?”
Tôi nói: “Mày hỏi hay lắm. Ôn Thuần cũng hỏi như vậy nhưng không có người nào biết người chết là ai. Ôn Thuần đã tìm đến huyện nha, hỏi xem gần đây có ai báo đến án không nhưng không có ai cả. Huyện lệnh đề nghị để xác chết ở quảng trường rồi cho toàn bộ người trong huyện đến nhận dạng. Phải biết được thân phận người chết trước thì mới có thể tìm được manh mối phá án. Ôn Thuần nói làm vậy không được, sẽ đánh rắn động cỏ”
Mắt lé hỏi: “Vậy phá án thế nào?”
Tôi nói: “Đừng có gấp, nghe này. Ôn Thuần nhìn thấy lưng người chết bị cột vào cái cối xay thì nghĩ ra một cách. Đó là tìm kiếm manh mối bắt đầu từ cái cối xay này. Ông ấy nói cối xay đi theo một cặp. Hai cái thớt ghép lại với nhau mới có thể xay bột. Bây giờ ở đây đã có một cái thớt, vậy thì đi tìm cái thứ hai. Cái thứ hai mà xuất hiện thì hung thủ có thể cũng xuất hiện. Huyện lệnh nghe Ôn Thuần nói vậy thì đề nghị chất cái thớt lên xe ngựa, kéo xe đến từng làng xem cối của nhà nào vừa với nó. Ôn Thuần nói cách này cũng không được. Một khi tin tức lan truyền, nếu hung thủ quẳng cái thớt còn lại đi thì tìm thế nào? Hơn nữa, cả huyện có hàng nghìn hàng vạn cái cối xay thì tìm đến bao giờ”
Mắt lé nói: “Cái ông Ôn Thuần này nói rất đúng”
Tôi nói: “Ôn Thuần đã nghĩ ra một cách tuyệt diệu. Ông sai nha dịch dán cáo thị khắp huyện thông báo cần trưng thu số  lớn cối xay và cối nghiền để xây cầu. Giá mua vào tính theo cân, cứ một cân là nửa tiền. Ôn Thuần muốn dụ cho cái thớt còn lại xuất hiện. Huyện lệnh thắc mắc ông chỉ cần mua cối xay là được rồi, cần gì phải mua cối nghiền nữa? Ôn Thuần giải thích rằng nếu chỉ mua cối xay không thôi thì sẽ làm hung thủ nghi ngờ. Huyện lệnh lại hỏi là cối xay và cối nghiền đều nặng tới cả nghìn cân. Một cân mua giá nửa tiền. thế thì mỗi cái cối phải trả năm mươi lượng bạc. Trong huyện nhiều cối như thế, huyện nha lấy tiền đâu mà trả. Ôn Thuần nói, lúc đầu ngươi cứ trả tiền cho bọn họ. Sau này lấy cớ là nhiều cối quá, tạm thời không cân nữa. Đợi khi nào  cân một lượt sẽ trả tiền một lượt.
Băng Lưu Tử nói: “Ông già Ôn Thuần này thông minh quá”
Tôi nói: “Sau khi dán cáo thị, mọi người chỉ ngồi chờ xem, không người nào đem cối đến. Một cái cối xay năm mươi lượng bạc, một cái cối nghiền cũng năm mươi , sao dễ ăn thế chứ? Chẳng có ai tin cả. Đến ngày thứ ba, thì một tên ngốc sống ở một ngôi làng ngoài thành đánh xe bò chở một cái cối xay đến.  Đám nha dịch liền trả năm mươi  ngay tại chỗ. Những người đứng xem chung quanh thấy đây là thật chứ không phải gạt người thế là dân chúng lũ lượt chở cối đến. Dòng người xếp hàng dài từ thành Nam đến tận thành Bắc. 
Lúc này, huyện nha không trả tiền tại chỗ nữa. Nói là không cân kịp, trước tiên phải đăng ký , sau đó sẽ cân một lượt, trả tiền một lượt. Mấy ngày sau, có một người đàn ông đến từ ngoài thành. Hắn ta kéo theo ba cái thớt cối xay. Nha dịch kiểm tra, thấy một cái thớt trong đó vừa khít với cái thớt trên cơ thể người chết, liền giữ hắn ta lại”
Mắt trố hỏi: “Người chết là ai thế?”
Tôi nói: “Qua thẩm tra, hung thủ khai đó là một thương nhân địa phương khác. Buổi tối ông ấy nghỉ ở nhà hắn ta. Hung thủ thấy tiền tài thì nảy lòng tham mới giết chết thương nhân, cột xác vào cái thớt, chất lên xe bò, đi mười mấy dặm đường dìm xuống dưới sông. Cứ tưởng chuyện mình làm người không biết, quỷ không hay, nào ngờ chỉ mười mấy ngày sau đã bị khám phá”
Mắt trố nói: “Cái ông Ôn Thuần này thật là tài giỏi. Cách tuyệt diệu như thế cũng nghĩ ra được”
Tôi nói: “Quan trọng không phải là Ôn Thuần đa mưu túc trí thế nào mà là do hung thủ đã quá tham lam. Nếu hắn ta không tham năm mươi lượng  bạc thì sẽ không đem cái thớt còn lại vào huyện thành. Con người ta ấy, làm gì thì làm, nếu đã xong rồi thì thôi đi, đừng có tham nữa.”
Lúc đó tôi chợt nhớ đến lời sư phụ Lăng Quang Tổ. Bói toán là lừa đảo. Mọi thứ trên đời này đều là lừa đảo hết nhưng kẻ lừa đảo không có lỗi mà lỗi nằm ở người bị lừa đảo. Nếu họ không tham lam thì kẻ lừa đảo đâu có cơ hội ra tay? Nếu tên hung thủ không tham tiền tài của thương nhân thì sẽ không giết người. Nếu không tham năm mươi lượng bạc thì đâu có tự đưa đầu vào tròng. 
Băng Lưu Tử hỏi: “Huyện nha trả tiền cho những người đem cối xay đến thế nào?”
Tôi nói: “Huyện nha cho mọi người nhận bạc theo theo thứ tự xếp hàng trước sau. Mỗi ngày chỉ phát cho mười người, mỗi người được một lượng bạc. Nhiều người đi từ xa tới, ăn ở đều mất tiền. Tính ra đến lượt mình thì tiền ăn ở cũng tốn đến mấy lượng bạc rồi. Thế là không thèm ngân lượng nữa, bỏ về nhà luôn. Bao nhiêu cối xay và cối nghiền chất đống hai bên bờ sông. Ôn Thuần bèn lấy cối xay này làm mặt cầu, còn cối nghiền thì làm trụ cầu. Cuối cùng cũng làm được một cây cầu đá”
Tôi vừa kể xong chuyện này thì chợt thấy một bóng người thập thò bên cạnh tường thành. Tôi định qua xem nhưng lại hơi e dè. Người này có thân hình thấp nhỏ, chính là gã thanh niên mặc áo cộc tay đã bán con dấu và ngọc bội giả cho hai ông già mập ốm. Mặc dù tối nay hắn ta không mặc áo cộc tay nhưng tôi chỉ liếc mắt là nhận ra ngay. Hắn ta đến đây làm gì? Định tìm ai? Lẽ nào hắn ta đã biết tôi và Thuận Oa đã phá đám việc làm ăn của bọn hắn?
Khi đến huyện Bảo Hưng này, tôi đã làm được hai vụ. Một là bán bức tranh hoa điểu của Bát Đại Tiên Nhân giả cho cặp nam nữ từ tỉnh xuống. Hai là bán bức tranh thị nữ của Đường Bá Hổ giả cho hai ông già đến từ Bắc Kinh. Trong hai phi vụ này tôi đều đóng vai trò Điều Tử, lôi kéo người mua đổ cổ để đưa họ vào bẫy. Bởi vì tôi còn là thiếu niên nên họ không đề phòng.
Thực ra tôi đã là một tay giang hồ lão luyện rồi.
Mấy ngày nay, tôi liên tục nhìn thấy ông già mặt mũi nhăn nheo, da dẻ sần sùi đó ở tiệm tranh thư pháp. Ông ấy trầm tư không nói gì, ngồi hút thuốc ở góc tường rất lâu. Tôi phát hiện không chỉ Sở Nhuận Hiên rất kính trọng ông ấy mà ngay đến Thuận Oa cũng vậy. Cái ông già chuyên làm tranh thư pháp giả đó cũng rất kính trọng ông ấy. Ông ấy là ai? Phải chăng ông ấy chính là Lão Khương trong truyền thuyết.

 

(Tổng: 1966 chữ)
Vui lòng Đăng nhập để bình luận