Tổ Bịp

  • Lý Yêu Sỏa
  • 2335 chữ
  • 0
  • 2024-10-18 16:36

QUYỂN I
 THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ

Chương 8

Chị em nương tựa vào nhau

Cao Thụ Lâm nói: “Hôm nay không được nhiều, chỉ có hai cái áo bông rách, không đáng bao nhiêu tiền.”
Tôi nói: “Sao anh ấy lại lấy áo bông rách. Ông phải nói anh ấy lấy thứ gì có giá trị ấy”
Trong đêm tối tôi nghe Cao Thụ Lâm cười, ông ta nói: "Thằng này hơi ngốc, toàn nhặt phải mấy đồ bỏ đi."
Tối hôm đó, Cao Thụ Lâm đã hỏi tôi rất nhiều. Ông rất quan tâm đến tôi, lại còn nhắc đi nhắc lại chuyện tìm vợ cho tôi. Tôi cũng vui vẻ mà hùa theo ông.
Lúc đó tôi tin lời của Cao Thụ Lâm, cứ tưởng hôm đó Bồ Đề chỉ trộm được hai cái áo bông, sau này lớn lên nghĩ lại mới hiểu là Cao Thụ Lâm nói dối. Ông không muốn cho tôi biết đã trộm được thứ gì.
Mỗi lần lấy được thứ gì chỉ có ông ta và Bồ Đề biết rõ nhất.
Lý do rất dễ hiểu. Nếu hôm đó Bồ Đề đúng là trộm được hai cái áo bông thì hai cái áo ấy không thể nhét vừa vào cái túi vải. Bên trong áo bông đều là bông gòn không phải là lông chim lông vịt. Hồi đó cũng chưa có loại áo nhồi lông vịt này. Các công tử con nhà giàu thì mặc vải dạ nhưng dù là vải dạ hay vải bông thì khi gấp lại sẽ thành cuộn lớn.  Làm thế nào mà một chồng lớn như vậy có thể nhét vừa một chiếc túi hao?
Phải mất mười năm tôi mới nhận ra điều này.
Ngày lại ngày trôi qua. Hôm nay chỉ là sự lặp lại của ngày hôm trước, ngày mai là sự tiếp nối của ngày hôm nay. Gánh xiếc biểu diễn từ làng này qua làng khác. Hồi đó các thôn làng ở miền Bắc phân tán rải rác khắp nơi, đất đai thì rộng mà lại ít người, có lúc đi cả hai ngày mới có một làng, có khi tới ba ngày. Chỉ cần thôn làng nào bị bắt gặp là các hộ giàu có trong làng sẽ gặp hạn. Bồ Đề làm việc rất gọn gàng. Nhà nào bị mất trộm khi trở về cũng không phát hiện ra món đồ quan trọng đã bị mất từ lâu. Ngay cả khi họ phát hiện ra thì cũng khó ngờ cho chúng tôi được, dù có ngờ đi nữa thì chúng tôi cũng đã chạy tuốt đi xa rồi, không thể nào đuổi kịp nữa.
Đông chí năm đó, Thúy Nhi bị cảm lạnh, sốt cao. Gánh xiếc còn đi tiếp về phương Nam biểu diễn nên Thúy Nhi ở lại quán trọ. Thúy Nhi rất yếu, cần có người chăm sóc nên để tôi ở lại. Công việc của tôi Tuyến Can sẽ làm thay.   
Thúy Nhi và tôi ở trong phòng trọ. Tôi sờ lên trán Thúy Nhi thấy trán nóng hừng hực. Tôi gọi một chén sứ nước nóng, mang đến trước mặt Thúy Nhi và gọi tên cô. Tuy thế cô ấy không nói gì, như thể đã hôn mê rồi.  
Tôi không biết phải làm thế nào. Tôi nghĩ người duy nhất trên đời đối xử tốt với mình sắp rời xa mình. Tôi bỗng cảm thấy vô cùng đau khổ, tôi ôm lấy đầu Thúy Nhi, khóc thút thít.
Không biết tôi đã khóc trong bao lâu nữa, đến khi mệt rồi tôi ôm lấy đầu cô ấy mà ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ tôi mơ thấy rất nhiều nhiều người đến. Họ vây quanh một cỗ quan tài, bên trong quan tài là Thúy Nhi. Bọn họ định đem quan tài đi chôn, tôi lao lên bám vào quan tài hét lớn: “Không được chôn, không được chôn”. Nhưng không ai nghe tôi nói nên tôi càng khóc to hơn để mọi người nghe thấy.  
Khi tôi tỉnh lại thì trời đã sắp tối. Tôi mở mắt ra thì thấy Thúy Nhi còn nằm trên giường. Cô ấy nhìn tôi cười tít mắt nói: “Em khóc rồi”
Tôi gật gật cái đầu.
Thúy Nhi hỏi: “Sao em lại khóc”
Tôi nói: “Tôi mơ thấy Thúy Nhi chết nên khóc.”
Thúy Nhi mỉm cười, vuốt lên đôi má lấm lem đầy nước mắt của tôi và nói, “Thằng bé này vẫn còn có chút lương tâm. Đừng lo, chị không chết đâu, Diêm Vương không nhận chị đâu.
Đêm đến, nhiệt độ trong phòng đột nhiên hạ xuống. Mùa đông phương Bắc trời lạnh thấu xương, nước đóng thành băng. Bấy giờ đã đến Đông Chí, người phương Bắc bắt đầu đếm chín rồi. Một chín hai chín không động tay, ba chín bốn chín bước trên băng. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm. Bên ngoài ngã tư trước quán trọ, nhiều người đang đốt tiền giấy, còn có người kêu: “Quay về đi…, Quay về đi….”
Tôi hỏi: “Họ gọi ai vậy?”
Thúy Nhi nói: “Hôm nay là ngày Đông chí, họ đốt giấy tiền cho người chết và gọi họ về nhận. "
Tôi hỏi:" Người đã chết có thể về nhà không? "
Thúy Nhi nói:"Được”
Chị đột nhiên im bặt. Tôi thấy chị khẽ rùng mình
Thúy Nhi nói: “Lên đây ngủ nào. Chúng mình đắp chung một cái chăn bông. Thế mới ấm”
Tôi lần mò trèo lên giường, định vén tấm chăn đang đắp trên người Thúy Nhi. Thúy Nhi đầy tôi ra, nói: “Xem em kìa, dơ quá đi. Quần áo chắc cả trăm năm chưa giặt. Cởi hết ra rồi mới được chui vào”
Tôi cởi quần áo và chui vào chăn. Thúy Nhi chạm vào người tôi thì giật mình nói: “Sao lại cởi hết thế này?”
Tôi nói: “Em chỉ có mỗi bộ quần áo bông”
Thúy Nhi cười khúc khích trong bóng tối, nói: “Chị không nghĩ em sẽ như thế này”
Tôi nằm sát bên cạnh Thúy Nhi. Chị ấy chỉ mặc mỗi bộ đồ lót, cơ thể cũng không còn nóng như lúc trưa. Cơ thể chị ấy rất mềm mại, cứ như một cái túi bông. Cái cảm giác ngủ chung giường với mẹ hồi nhỏ chợt ùa về. Tôi ôm lấy chị, cảm thấy rất an toàn, ấm áp.    
Trong bóng tối tôi nghe Thúy Nhi khẽ thở dài, tôi không biết tại sao chị ấy lại thở dài.
Rồi tôi bỗng thấy thèm sữa. Tay tôi lần tới trước ngực của Thúy Nhi, mở áo nịt của chị ra, rồi tôi trườn lên người chị ngậm lấy đầu ti mà say sưa mút. Thúy Nhi cười nói: “Thằng bé hư này làm gì thế”
Tôi không trả lời cứ tiếp tục uống sữa. Đột nhiên một cảm giác trước nay chưa từng có xâm chiếm toàn thân. Tôi nhớ đến Ni Tử. Nhớ đến hình ảnh cô bé Ni Tử có đôi mắt to, tóc thắt bím đang đứng trong gió lạnh nhìn theo chúng tôi. 
Đây là lần đầu tiên tôi ngủ với một người phụ nữ không phải mẹ tôi. Mặc dù đêm đó chúng tôi không làm gì cả. Nhưng ngủ chung một giường đã khiến tôi ngày càng có cảm tình với Thúy Nhi.
Đêm đó, chúng tôi nằm bên nhau và nói rất nhiều chuyện. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được nói chuyện bình đẳng với một người lớn tuổi hơn tôi và cũng là lần đầu tiên trong đời tôi không có nặng lời với tôi.    
Thúy Nhi nói Cao Thụ Lâm và Thụ Trang là anh em. Tổ tiên của nhà họ làm nghề diễn xiếc. Tuyến Can là đứa bé mồ côi được Cao Thụ Lâm nhặt ở bên đường, cứu mạng anh ta bằng một bát cháo loãng. Bồ Đề cũng là do Cao Thụ lâm cứu mạng.
Một năm nọ, khi họ đang đi trên đường thì có một người chạy từ xa đến, chân anh ta đã bị thương. Khi nhìn thấy họ, anh ta liền lấy ra hai đĩnh vàng, chỉ tay vào phía sau rồi lại chỉ vào hai đĩnh vàng. Bọn họ hiểu ý liền giấu anh ta trên xe ngựa và nói với những người dân làng đang đuổi theo: “Có người chạy ở phía trước”. Thế là đánh lừa được dân làng, cứu được Bồ Đề. Từ đó về sau Bồ Đề gia nhập gánh xiếc, cùng nhau lừa gạt trộm cắp. Bồ Đề là người địa phương khác, rất ít người có thể hiểu được lời anh ấy nói.
Thanh Nhi và Thúy Nhi có quan hệ thế nào, vì sao họ đến rạp xiếc này. Tôi không hỏi và Thúy Nhi cũng không nói.
Nửa đêm rồi mà chúng tôi vẫn chưa ngủ. Thúy Nhi đã uống một chén nước sôi để nguội và nói cô đã đỡ sốt và bệnh đã đỡ nhiều. Tôi nghe giọng cô ấy rất vui
Thúy Nhi nói: "Kể chuyện cho chị nghe đi. Chị rất thích nghe kể chuyện”
Tôi nghĩ một lát rồi kể một câu chuyện. Câu chuyện này là do thầy giáo kể trong lớp học trường tư thục. Chuyện là có hai cha con nhà kia lần đầu đi ra khỏi núi. Họ nhìn thấy bầu trời bên ngoài núi rộng quá tầm mắt. Đứa con nói: “Cha ơi, bầu trời ngoài này to quá, nếu mây muốn che hết thì phải mất nửa năm”. Người cha nhìn trái nhìn phải rồi nói với cậu con trai: “Con trai ngoan, sao lại nói ra những lời ngốc nghếch thế. Nếu để người ta nghe thấy, chẳng phải sẽ bị chê cười sao. Cha nói cho mà biết bầu trời ngoài này ấy, không cần đến nửa năm, chỉ cần hai tháng thôi là đủ cho mây che kín rồi “
Thúy Nhi cười khúc khích: “Câu chuyện của em không hay bằng của chị” 
Tôi nói: “Vậy thì chị kể đi” 
Thúy Nhi nói: “Có một cô gái ngốc nghếch sống ở trên núi. Hồi nhỏ mẹ cô đã nói với cô là đừng có để bị thua thiệt. Ai mà bắt nạt con thì con phải bắt họ trả lại gấp nhiều lần. Một hôm cô ngốc về nhà, vui vẻ bảo mẹ hôm nay con lời to rồi. Mẹ cô ta mới hỏi được lời gì thế. Cô ấy nói: Con đang đi thì gặp một người đàn ông trên phố. Ông ta đụng vào con một cái, con liền đụng vào ông ta hai cái. Ông ta vuốt mặt con một cái, con liền vuốt lại hai cái. Ông ta khoác tay con kéo vào một cái ngõ vắng, con cũng khoác tay ông ta. Vào trong ngõ ông ta liền cởi quần con ra, con cũng cởi quần ông ta ra. Ông ta đâm con đến chảy máu, con cũng kẹp cho ông ta chảy cả nước. 
Tôi nghe mà không hiểu gì cả, bèn hỏi:" Sao lại chảy máu, sao lại chảy nước? 
Thúy Nhi chỉ cười, không đáp.
Không biết hôm đó chúng tôi ngủ khi nào chỉ biết khi tỉnh lại mặt trời đã lên cao. Thúy Nhi nói, “Chúng ta đi dạo phố nhé?”
Tôi nói: “Được ạ”
Lâu lắm rồi tôi chưa ra phố chơi.
Đây là một thị trấn của huyện. Khi đó thị trấn chỉ có một đường phố chính còn lại đều là ngõ hẻm. Dọc con phố có các cửa hàng tạp hóa, tiệm vải, tiệm bánh bao, tiệm rèn. Hàng quán rất ít. Ở gần thị trấn có miếu Thành Hoàng. Bên trong miếu thờ một pho tượng nặn bằng đất không biết tên chi. Đối diện miếu Thành Hoàng là một sân khấu kịch. Cách sắp đặt kiến trúc thời đó rất chặt chẽ. Cổng thành đối diện với hí lâu. Hý lâu ở đây chính là sân khấu, còn cổng thành chính là miếu Thành hoàng. Khi đào kép biểu diễn ngoài để cho người nghe thương thức cũng là để cho Thành hoàng lão gia xem nữa.
Tôi không thích xem hí kịch. Những người chân mang hài, sau lưng đeo cờ đó cứ đứng yên một chỗ mà lảm nhảm, thật là mệt. Tuy thế Thúy Nhi lại rất thích xem kịch. Chị ấy chăm chú nhìn lên khấu, nét mặt lúc vui lúc buồn. 

Dưới sân khấu có rất nhiều người, tôi thấy chán ngắt liền bước ra ngoài chơi một mình. Bên ngoài có mấy đứa trẻ đang chơi khía đùng bằng quả hạnh. Bốn quả hạnh được rải xuống đất, đối phương sẽ lấy đi một quả. Bạn lấy tay gẩy hai quả gần nhau nhất nếu chạm nhau thì thắng, nếu trượt thì thua, phải nhường cho đối phương chơi.
Tôi cũng tham gia chơi cùng.
Mới chơi được hai lượt, đột nhiên tôi nghe thấy đàng sau có tiếng ồn ào.
Quay đầu nhìn lại tôi thấy Thúy Nhi đang bước vội ra ngoài, phía sau là một vài tên du đãng. Một tên trong bon chúng đang vịn tay lên vai Thúy Nhi, không cho chị đi.
Thấy vậy tôi vơ lấy một nắm hạnh nhân, chạy đến kéo bàn tay còn lại của tên lưu manh kia cắn một phát thật mạnh.
Bị đau nên tên đó buông tha Thúy Nhi, cúi gập mình xuống. Những tên còn lại nhào đến. Tôi ném hạnh nhân đang nắm trong tay vào họ. Bọn họ liền khựng người lại. Lợi dụng cơ hội này Thúy Nhi kéo tay tôi bỏ chạy mất hút. 

Bọn chúng đuổi theo sau nhưng hôm đó là ngày lễ hội thành Hoàng một năm chỉ có một lần nên rất đông người. Thúy Nhi kéo tay tôi chạy, chỉ quẹo hai ba cái vào ngõ là đã thoát được.

(Tổng: 2335 chữ)
Vui lòng Đăng nhập để bình luận