Tổ Bịp
- Lý Yêu Sỏa
- 2096 chữ
- 0
- 2024-10-18 16:36
QUYỂN I
THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ
Chương 13
Tuyệt kỹ của vua trộm
Bồ Đề không gọi ăn trộm là ăn trộm mà gọi là lấy.
Bồ Đề nói: "Mọi vật trên đời này đều là để phục vụ cho tất cả mọi người, không có quy định nào nói nó phải là của người khác chứ không phải của mình. Người khác lấy được thì mình cũng lấy được. Tiền tài chỉ chuyển từ tay người này qua tay người khác. Kẻ nào lấy tiền từ tay người khác thì bạn cũng có thể lấy tiền từ tay hắn. Nếu bạn không lấy thì người khác cũng lấy.
Bồ Đề nói: “Tính từ lúc vào phòng cho đến khi ra khỏi phòng mỗi lần không được quá thời gian hút một bi thuốc. Hết thời gian thì dù có lấy được gì hay không cũng phải chuồn đi càng sớm càng tốt”
Bồ Đề lại nói:"Những thứ lộn xộn trong phòng phải được khôi phục như cũ. Mặt đất không được để lại dấu chân, nếu có dấu chân thì phải xóa ngay.
Bồ Đề nói: “Nghề này cũng có kiêng kỵ đó là không được ra về tay trắng. Dù trong túi là cục phân cũng được tính là một món”
Bồ Đề nói: “Chúng ta dựa vào tay nghề để kiếm ăn, đi khắp nơi không câu nệ gì. Tổ nghề của chúng ta chính là Thời Thiên. Tổ sư gia chính là một trong một trăm lẻ tám vị anh hùng Lương Sơn lừng lẫy thời bấy giờ. Những ngày lễ Tết phải nhớ dâng hương cho tổ sư.
Tiểu Thiên, Tiểu Vạn phục Bồ Đề sát đất không chỉ vì anh ta tay nghề cao mà còn vì những lý luận rất cao thâm.
Họ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau. Bồ Đề nói: "Chỉ cần ta biết trên người ai có tiền thì người đó sẽ không bao giờ thoát được. Chỉ cần ta muốn lấy thứ gì là lấy được thứ đấy.
Tiểu Thiên hỏi: “Có thật không?”
Bồ Đề nói: “Trước khi gia nhập gánh xiếc, ta một mình đi lại trong giang hồ. Có một năm nọ ta bắt gặp một người mang theo ngân phiếu trong người. Những người trước đó không lấy được. Ta nói ta có thể lấy được.
Tiểu Vân nói: “Anh nói anh một mình đi lại giang hồ thì làm sao còn có người trước đó”
Bồ Đề nói: “Sau này mấy đứa lăn lộn giang hồ sẽ hiểu được quy củ giang hồ thôi. Giang hồ chia làm nhiều bang phái. Một số được phân chia theo khu vực như bang Bắc Kinh – Thiên Tân, bang Phúc Kiến. Một số được chia theo đặc điểm riêng như bang Thanh Y, bang Lưu Thủy. Nói chung các bang phái không xâm phạm vào địa bàn của nhau. Bang Thanh Y thì chuyên lấy đồ trên người đi đường, bang Lưu Thủy thì chuyên lấy đồ ở các thuyền trên sông. Mà mỗi bang phái lại chia thành rất nhiều bang phái nhỏ, thường được đặt tên theo các địa danh.
Bang Quan Trung chỉ có thể lấy đồ từ Quan Trung đổ lại. Bang Trung Nguyên chỉ lấy đồ trong nội địa tỉnh Hà Nam, bang Trực Lệ chỉ có thể lấy đồ từ Bắc Kinh đến Thiên Tân, bang Trường Giang chỉ có thể hoạt động ở hai bờ sông Dương Tử… Đây được gọi là địa bàn. Nếu bạn vượt quá địa bàn của mình mà qua địa bàn của người khác kiếm ăn thì sẽ là phá hoại quy củ giang hồ.
Tiểu Vạn hỏi: "Nếu vi phạm quy củ giang hồ thì sẽ ra sao? "
Bồ Đề nói: “Nhẹ thì trục xuất khỏi bang, cả đời không thể hành nghề kiếm ăn còn nặng thì chặt tay chân hoặc mất mạng”
Tiểu Thiên nói: “Sư phụ kể tiếp chuyện vừa nãy đi”
Bồ Đề nói: “Cái người đó đi từ Quan Trung vào sâu trong Trung Nguyên. Người của hai bang phái đã dùng đủ mọi cách để lấy ngân phiếu nhưng không thành công. Vì sao ta biết được. Đó là vì ta nhìn thấy trên thân người này có ấn ký của bang Quan Trung và bang Trung Nguyên.
Tiểu Thiên tò mò hỏi:"Lưu ấn ký như thế nào? "
Bồ Đề nói: “Cổ áo phía sau của người này có một ấn ký hình tròn cỡ một đồng tiền. Bang Quan Trung để lại ấn ký này để cho những người sau biết người này trong mình có rất nhiều tiền nhưng bọn họ không lấy được. Trên cổ áo còn có một ấn ký hình tam giác của bang Trung Nguyên. Họ cũng cho người sau biết Trung Nguyên bang cũng đã thất bại.
Tiểu Thiên hỏi:“ Vì sao họ không lấy được? ”
Bồ Đề nói: “ Người này giấu rất kỹ ”
Tiểu Thiên nói: “ Vậy thì cứ bắt người này đến nơi hẻo lánh rồi lục soát. Em không tin không tìm được ngân phiếu”
Bồ Đề nói: “ Bắt cóc là việc làm của bọn giặc cướp. Người dựa vào tay nghề kiếm ăn như chúng ta không đi làm chuyện đó. Nếu phải dùng đến thủ đoạn của đám giặc cướp thì sau này không còn mặt mũi đi lại trên giang hồ nữa.
Tiêu Thiên hỏi: “Vậy Sư phụ làm thế nào?”
Bồ Đề nói: “Ta tự có cách của mình.”
Tiểu Thiên và Tiểu Vạn im lặng lắng nghe. Tôi giả vờ lau khẩu súng bạc trên tay nhưng thực ra là đang nghe lén. Trong ấn tượng của tôi, Bồ Đề gần như cả ngày không nói câu nào, tôi không biết anh ấy đang nghĩ gì , nhưng trước mặt hai đứa đồ đệ này lời của anh ấy như nước sông Hoàng Hà từ trên trời chảy xuống biển, không có gì ngăn lại được.
Bồ Đề là một sư phụ giỏi, Tiểu Thiên và Tiểu Vạn cũng là hai đứa đồ đệ giỏi.
Bồ Đề nói: "Ta nhìn vào ấn ký thì biết người này đã đi từ Quan Trung đến Hà Nam, hơn nữa đa đi hết tỉnh Hà Nam mà không ai thành công. Ta quyết định lấy đi đồ của người này. Lúc đó ta còn chưa biết người này mang theo gì, không ngờ cuối cùng lại là ngân phiếu mà lại là giá trị rất lớn. Nếu không phải vậy thì hai bang phái đâu có xem trọng người này đến thế.
Tiểu Vạn hỏi: “Sư phụ lấy bằng cách nào"
Bồ Đề nói: "Ta cũng để lại ấn ký trên người này, là một hình con bướm. Ấn ký hình bướm có nghĩa là người này đã được một người hành tẩu giang hồ một mình để ý. Ấn ký này nằm trên bả vai, hơi lẫn với màu áo. Nếu không phải người trong nghề sẽ không biết nó có nghĩa gì. Hơn nữa nếu không phải là người chuyên nghiệp sẽ không phát hiện được”
Tiểu Vạn nói: “Sau này con cũng sẽ lưu lại ấn ký bươm bướm trên vai người khác”
Bồ Đề nói: “Sau khi ta lưu lại ấn ký thì không ai tiếp cận ông ta nữa. Nếu một người cầm theo cái chén bằng vàng đi lại trên đường thì ai cũng muốn đoạt lấy. Người này trên người cũng có vàng nhưng không cầm trên tay mà giấu trong người. Người khác không nhìn ra nhưng người trong nghề chúng ta lại thấy được. Trong mắt chúng ta đây chính là người đang mang chén vàng cần phải đoạt lấy.
Tiểu Vận nôn nóng hỏi:" Làm sao sư phụ lấy được? "
Bồ Đề nói: "Ta lại gần ông ta. Nhân lúc ông ta không đề phòng thử thăm dò xem ông ta giấu cái gì trong người. Ngón tay ta nhẹ nhàng mò đến cái mũ nhưng không thấy gì. Ta lại lần lần đến túi vẫn không thấy gì. Ta sờ đến vạt áo thì thấy có xấp tiền giấy. Nhưng ta biết trên người ông ta chắc chắn không chỉ có chút tiền này vì thế ta không lấy số tiền này.
Tiểu Thiên hỏi: “Sao lại không lấy?”
Bồ Đề nói: “Thử nghĩ mà xem, một người có thể được hai bang phái xem trọng như thế thì trên người không thể nào chỉ có chút tiền như vậy. hơn nữa hai bang phái lớn này cũng không chạy theo xấp tiền này.
Nếu ta lấy đi số tiền này thì chỉ khiến người ta chê cười thôi. Một xấp tiền này đáng bao nhiêu đâu, đáng để hai đại bang phải động tâm sao? "
Tiêu Thiên nói:" Đúng thế, đúng thế”
Bồ Đề nói: “Ta lẫn trong đám đông thăm dò toàn thân ông ta nhưng ông ta lại chẳng biết gì. Ông ta cứ điềm nhiên đi trên phố. Ta nghĩ không biết người này đang giấu cái gì quan trọng đây, rốt cuột giấu ở đâu chứ?
Bồ Đề dừng lại, hỏi Tiểu Thiên và Tiểu Vạn: “Hai đứa nói xem, nếu ông ta mang đồ giá trị sẽ đem giấu ở đâu? "
Tiểu Vạn vò đầu bứt tai, Tiêu Tiên suy nghĩ một lúc rồi nói:" Có khi nào giấu dưới đế giày không? "
Bồ Đề nói: " Đúng vậy, chính là ở dưới đế. Bởi vì lúc đó ông ta đang đi nên ta không xem được phần đến giày.
Bởi vì lúc này, tôi không thể chỉ dùng đế. Kiểm tra, bởi vì anh ấy đã đi bộ.
Bồ Đề nói: “Đầu tiên ta quan sát kỹ xem trong ông ta giấu trong chiếc giày nào. Lúc này ta đã đoán đó là ngân phiếu, bởi chỉ có thứ quý giá như ngân phiếu mới giấu được ở dưới giày thì mới đi lại được. Con nếu giấu vàng ngọc đá quý thì sẽ vướng chân. Nhưng ông ta giấu ở chiếc nào đây? Ta lưu ý quan sát thì thấy khi ông ta đi chân trái bước nặng hơn chân phải. Đó là vì ông ta biết chân phải có ngân phiếu nên sẽ nhẹ chân hơn. Cũng như người để tiền trong túi áo mà đi trên phố, cái tay lúc nào cũng giữ chỗ cất tiền cứ như sợ sẽ rơi mất.
Tiểu Văn lại hỏi: “Vậy thì sư phụ lấy thế nào?”
Bồ Đề nói: “Ta dùng cách đánh tráo. Người đó đi đôi giày da. Thời đó rất ít người đi giày da, kiểu dáng cũng không nhiều, chỉ có hai loại, một là giày bệt hai là giày buộc dây. Giày bệt không có dây nên nếu người kia giấu tiền thì nhất định phải mang giày có dây. Loại giày này không dễ cởi, ông ta lại cứ đi nên rất khó lấy được ngân phiếu.
Tiểu Thiên nghe đến xuất thần. Nó nói: “Đúng là rất khó”
Bồ Đề nói: “Ta đã tìm một người thợ giày để anh ta đi theo sau người kia và để anh đóng gấp cho cái giày giống y hệt. Ta chỉ cần một cái giày bên phải. Giá tiền tính bằng một đôi. Sáng hôm sau anh ta giao giày thì ta đêm ra chà vào đất cho nó cũ đi. Sau đó ta đem chiếc giày nào đứng trước cửa quán trọ đợi ông ta. Sau khi ông ta đi ra ta liền đi thep tìm cơ hội ra tay. Ta đợi từ sáng sớm đến tận giữa trưa cuối cùng cơ hội cũng đến. Có một cỗ xe ngựa lao tới trước mặt người kia. Ta kéo ông ta, chân đạp lên cái giày bên chân phải của ông ta. Sau đó đá vào bên góc phố rồi xỏ cái giày mang theo người vào chân ông ta. Sau khi ngựa đi qua, ông ta cũng đã đổi cái giày khác mà không nghi ngờ gì.
Tiêu Thiên hỏi: “Đôi giày mới có giống với đôi giày cũ không?”
Bồ Đề nói: "Có khác biệt nhỏ nhưng lúc đó ông ta đang bị kinh sợ vả lại cũng không muốn cho ai biết chiếc giày đó quan trọng thế nào nên khi mang giày mới vào là vội đi luôn. Đợi đến khi ông ta phát giác chiếc giày có sai lệch muốn đi tìm ta thì không còn kịp nữa rồi.