Tổ Bịp
- Lý Yêu Sỏa
- 2867 chữ
- 0
- 2024-10-18 16:36
QUYỂN I
THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ
Chương 9
Sự thật kinh người
Những tên du côn đó có thể là người địa phương này. Chúng tôi không dám quay lại quán trọ, vì vậy đi dọc theo con đường chính về phía nam đuổi gánh đoàn xiếc.
Trước đó, chúng tôi đã hẹn nhau tập trung tại một ngôi làng có tên là Phương Gia Trang.
Sau hai ngày tiếp xúc gần gũi, tôi đã có cảm giác thân thiết với Thúy Nhi, tôi nghĩ cô ấy như một người mẹ, hoặc có thể là Ni Tử, hoặc vừa là mẹ vừa là Ni Tử.
Tôi nghĩ Thúy Nhi là người thân duy nhất trên thế giới này.
Phương Gia Trang là một ngôi làng lớn. Khi chúng tôi hỏi đường đi thì hầu như ai cũng biết đến ngôi làng này. Phương Gia Trang cách rất xa thị trấn. Chúng tôi đã đi cả ngày mà vẫn chưa đến nơi.
Khi đêm xuống, chúng tôi trú ở một hộ gia đình. Bà cụ chủ nhà là người ăn chay niệm Phật. Bà quét dọn phòng trên cho chúng tôi ở. Gia đình này chỉ có ba người, ngoài bà cụ còn có con trai và con dâu.
Bà cụ nấu một nồi cháo kê, hấp mấy cái bánh bao, lấy củ cải từ trong vại dưa muối ra cho chúng tôi ăn. Chúng tôi vừa mới cầm đũa thì một cặp nam nữ bước từ cửa vào. Đó là con trai và con dâu của bà.
Bà cụ nói rằng hai vợ chồng trẻ làm ăn buôn bán nhỏ ở thị trấn. Cô con dâu tỏ ra là người từng trải hiểu biết, cùng tuổi với Thúy Nhi nhưng lại không ngại ngùng trước mặt người ngoài. Cô thoải mái nắm tay Thúy Nhi nói: "Em xinh đẹp thế? Cứ như đào kép trên sân khấu ấy nhỉ."
Thực ra mấy người hát xướng trên sân khấu đều trang điểm lòe loẹt, người thật chưa chắc đã xinh đẹp bằng Thúy Nhi.
Đôi vợ chồng trẻ ngồi cùng bàn ăn cơm với chúng tôi. Họ trò chuyện cười nói rất vui vẻ. Anh chồng gắp củ cải bào sợi cho vợ ăn, vẻ mặt cô vợ ngập tràn hạnh phúc. Anh chồng còn định gắp thêm nữa thì chị vợ nũng nịu dùng đũa chặn lại. Những sợi cà rốt bào đơn sơ thế thôi cũng mang đến cho họ tình cảm vợ chồng đằm thắm hạnh phúc. Sau bữa tối, cặp vợ chồng trẻ mặt đỏ hây hây, lén nắm tay nhau bước vào phòng riêng. Thúy Nhi nhìn theo họ, mặt thoáng nét buồn và hâm mộ.
Ăn xong cơm chúng tôi ngồi trong gian chính trò chuyện với bà cụ.
Trước kia nhà bà là một hộ giàu có. Bước vào cửa là có bức bình phong. Trên đó khảm đá hình tre trúc và hoa lá. Đằng sau bình phong là một cái sân rộng rãi. Hai bên sân là sương phòng, vách tường bằng đá chạm trổ hoa văn. Phía sau sương phòng là nhà chính ba gian. Gian giữa là phòng chính tương đương với phòng khách ngày nay. Hai bên là phòng khách tương đương với phòng ngủ ngày nay. Đôi vợ chồng trẻ ngủ ở sương phòng còn chúng tôi ngủ ở nhà chính.
Gian nhà chính được bài trí sang trọng, cửa chính là loại bốn cánh, trên chạm khắc hình Phúc Lộc Thọ. Cửa sổ có song gỗ kiểu hoa với giấy dán còn mới, trên đính giấy cắt hóa. Chính giữa phòng có đặt một cái bàn bát tiên, trên đặt một hình chân dung. Trước kia ở thôn quê không có chụp ảnh, người ta chỉ có tranh vẽ. Trên mặt bàn bát tiên là một bức vẽ kiểu cổ hình một con nai đang nằm dưới gốc cây mai đang nở rộ.
Mỗi đồ vật trong phòng chính đều là bảo vật. Nếu như là ngày nay thì số đồ vật này có thể bán được rất nhiều tiền.
Tôi nhìn thấy bức chân dung đặt trên bàn bát tiên, tò mò hỏi: “Đây là ai ạ”
Bà cụ nói: “Là lão chồng của ta, đã mất hai năm trước rồi”
Bà cụ lại hỏi tình hình của chúng tôi. Thúy Nhi nhìn tôi sợ tôi nói ra mất. Tôi cũng biết chúng tôi đã làm những việc đáng xấu hổ cho nên không chịu mở miệng. Thúy Nhi lúng ta lúng túng, tai cũng đỏ cả lên không biết nên nói gì.
Bà cụ mỉm cười nhìn Thúy Nhi: "Không sao. Không nói được là vì còn có chỗ khó xử. Cháu cần gì thì cứ cứ nói một tiếng. Ai mà lại chẳng có chỗ khó nói chữ?”
Thúy Nhi gật đầu.
Bà cụ nhìn tôi và nói: “Đây là em trai cháu?”
Thúy Nhi lại vội gật đầu.
Bà cụ nói: “Nhìn cái áo bông mà em cháu đang mặc, vừa bẩn lại vừa rách, chắc các cháu chịu khổ nhiều lắm” Bà cụ đứng dậy đi ra khỏi phòng, bước vào gian sương phòng, một lúc sau bà lại bước ra. Trên tay bà là một đôi vòng bằng bạc. Bà dúi vào tay Thúy Nhi và nói: “Sắp đến Tết rồi. Cháu hãy bán đôi vòng tay này mà mua quần áo mới cho em.”
Thúy Nhi hoảng sợ đứng lên, “Làm vậy không được "
Bà cụ nói: “Tất cả những người đến đây đều là nhân duyên, Bồ Tát đã đưa con đến nhà này. Đôi vòng tay con phải nhận”
Thúy Nhi cầm lấy chiếc vòng bạc, nửa muốn nhận nửa muốn từ chối.
Bà cụ kể: "Vốn trong nhà cũng có một ít tiền, hai hôm trước có một gánh xiếc đến làng này. Con trai và con dâu lại không có ở nhà. Bà đi xem xiếc về thì thấy tiền bạc đều đã bị trộm hết. Cặp vòng tay này là của hồi môn của bà, vì được bọc trong quần áo nên trộm nó không thấy.
Thúy Nhi nghe những lời này mà như bị lửa đốt, vội vàng đặt vòng lên trên cái bàn bát tiên. Tôi nhìn vào khuôn mặt hiền từ của bà cụ, không dám nói một lời.
Tối hôm đó, bà cụ và Thúy Nhi trò chuyện khá muộn, tôi nghe một lúc thì ngáp liên tục. Bà cụ lấy chậu đồng đựng nước ngâm chân cho tôi, lại cởi quần áo giúp tôi đắp chăn thật dày. Bà cụ nói: “Nhìn cái quần áo của cháu mà xem, rách đến lòi cả bông ra thế này thì làm sao giữ ấm được? Ái chà, còn có rận, nhiều rận quá.”
Bà cụ mang bộ quần áo bông rách nát của tôi ra ngoài. Lát sau cầm theo kim chỉ. Bà nói: “Bộ quần áo bông thằng con trai bà hồi bé mặc vẫn còn, chỉ là rộng hơn một chút. Để bà sửa lại một chút là ngày mai cháu có thể mặc được rồi. Ngủ ngoan nào.
Đến khi bà cụ rời đi thì cái chăn tôi đắp cũng đã ấm lên nhiều. Tôi chợt thấy mặt mình hơi lạnh, đưa tay lên sờ thử, thì ra tôi đã khóc từ lúc nào.
Tôi nằm ngủ giường, nghe thấy tiếng nói chuyện của bà cụ và Thúy Nhi nhà ngoài. Họ đang nói về phong tục địa phương. Tôi ngáp liên tục rồi ngủ thiếp đi.
Khi tôi tỉnh dậy thì trời đã sáng lắm rồi. Thúy Nhi đang nằm cạnh tôi, đầu quay vào trong tường, vùi người trong chăn. Đôi mắt chị ấy đỏ tấy, sưng húp, chắc là vừa mới khóc.
Tôi chui vào trong chăn của Thúy Nhi, thọc lét chị nói: "Ha ha, chị khóc nhè, chị khóc nhè”
Thúy Nhi mệt mỏi kéo tay ra, chị nói: "Đừng làm ồn, im lặng nào,"
Tôi không dám giỡn nữa, hỏi chị: “Tối qua mấy giờ chị mới đi ngủ?”
Thúy Nhi nói: “Cả đêm qua chị không ngủ”.
Tôi nói: "Cả đêm không ngủ thì chị làm gì. Chị không buồn ngủ à"
Thúy Nhi nói: "Tôi không làm gì hết. Chị không ngủ được"
Thật là lạ đã không làm gì tại sao cả đêm không ngủ. Tôi không tài nào hiểu nổi.
Khi tôi đang suy nghĩ thì có tiếng gõ cửa. Đó là người con dâu. Chị ấy hỏi: "Thức dậy cả chưa? Dậy rồi thì ăn sáng nào".
Thúy Nhi đáp lời và đi ra ngoài. Tôi cũng đi theo Thúy Nhi, đến giờ mới thấy đằng đông mặt trời lên đến ngọn cây.
Ăn xong cơm chúng tôi theo bà cụ đi lên núi. Con trai và con dâu bà cụ đã đi ra thị trấn buôn bán.
Cách làng ba bốn dặm có một ngọn núi tuy không cao nhưng khá hiểm trở. Trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ kính. Có con đường đá đi từ dưới chân núi lên trên đỉnh núi. Những ngôi chùa thời đó không có thu phí tham quan như bây giờ, cũng có ít khách tới hành hương hơn.
Những cây thông, cây bách trên đỉnh núi vẫn xanh tươi ngay giữa mùa đông. Ngôi chùa ẩn mình giữa những rặng thông và bách, trông rất yên tĩnh và trang nghiêm. Tòa nhà cổ kính thờ Bồ Tát này
Tòa kiến trúc xưa cũ thờ Bồ tát này thực ra không thể gọi là chùa, mà gọi là am mới đúng bởi vì trụ trì là một ni cô.
Ni cô cầm cây phất trần, vẻ mặt hiền hòa, ánh mắt kiên định. Tôi không nhìn ra tuổi của bà, cũng không biết bà ta đang nghĩ gì.
Bà cụ và Thúy Nhi cùng nhau dâng hương, rồi quỳ lạy Bồ tát. Vẻ mặt của Thúy Nhi rất thành tâm và động tác cũng rất nhẹ nhàng. Tôi chưa bao giờ thấy Thúy Nhi có biểu hiện như vậy.
Sau khi quỳ lạy, Thúy Nhi và bà cụ theo Ni cô vào trong phòng. Tôi chạy theo Thúy Nhi, nắm lấy vạt áo chị. Thúy Nhi đẩy tôi ra, nói: “Em ở ngoài chơi đi, đừng có vào đây”
Tôi ở ngoài chơi một lúc, quan sát đám chim sẻ đang tranh nhau ăn côn trùng dưới thềm. Một con chim tha con côn trùng bay đi, thế là đám còn lại kêu ríurít đuổi theo sau. Bầy chim đã bay đi hết làm tôi thấy chán ngắt vì vậy tôi đến bên ngoài phòng, kê hai hòn đá dưới chân và nhìn qua khe hở cửa sổ xem họ làm gì bên trong.
Ni cô ngồi trên một cái bồ đoàn, bà cụ cũng ngồi trên một cái bồ đoàn khác. Thúy Nhi thì đang ngồi trên một cái ghế đấu nhỏ.
Tôi nghe Thúy Nhi kể về gia đình mình. Thúy Nhi chưa bao giờ kể cho tôi nghe trước đây.
Thúy Nhi và Thanh Nhi là hai chị em. Ba đã mất khi hai chị em còn nhỏ. Mẹ không biết phải xoay sở thế nào bèn đem con đi theo một người làm nghề diễn xiếc trong giang hồ. Người này tên là Cao Thụ Lâm.
Gao Thụ Lâm đã dạy hai chị em biểu diễn xiếc. Cao Thụ Lâm sinh ra trong một gia đình làm nghề diễn xiếc. Hai chị em tuy còn nhỏ nhưng đã học được một số tiết mục, cũng có thể biểu diễn độc lập. Mỗi tối, bốn người họ ngủ chung một giường. Từ nhỏ chị em họ đã sống như vật rồi.
Hai chị em lớn lên, ngày càng xinh đẹp. Tuy thế Cao Thụ Lâm và mẹ thường xuyên xảy ra cãi cọ. Bỗng một ngày mẹ qua đời mà không biết mắc bệnh gì.
Sau đó, trên giường chỉ còn lại ba người. Buổi tối đi ngủ, ba người đều đắp chung một chăn. Chuyện này cũng không có gì lạ bởi từ nhỏ bọn họ đã sống như vậy rồi.
Một ngày nọ, Thụ Trang gia nhập gánh xiếc. Thụ Trang là người dạy khỉ, quanh năm đi lại trong giang hồ. Theo đề nghị của Thụ Trang, bọn họ bắt đầu đánh xe ngựa đi khắp nơi biểu diễn xiếc. Bởi vì các tiết mục rất phong phú nên gánh xiếc cũng khá có tiếng quanh vùng.
Sau đó thì Điểu Tử, Tuyến Can, Bồ Đề, Ngai Cẩu cũng gia nhập. Bọn họ người đông, vừa biểu diễn vừa ăn trộm.
Tôi ở bên ngoài cửa sổ nghe thấy Thúy Nhi nhắc đến tên mình nên nín thở lắng nghe.
Ni cô hỏi: “Khi mẹ qua đời có triệu chứng gì không?”
Thúy Nhi nói: “Cả khuôn mặt của bà xám đen, hai mắt trợn trừng, trông rất đáng sợ”
Ni cô hỏi: “Khi ngủ cùng con, ông ấy có làm gì không "
Thúy Nhi nói: "Ông ta trườn lên người rồi đưa cái dưới thân ông ta đưa vào phần dưới cơ thể con”
Ni cô hỏi: " Tại sao con lại để ông ta làm vậy "
Thúy Nhi nói: " Vì ông ấy là cha tôi. Ông ấy nói cha và con gái ngủ chung một giường cũng đều làm vậy
Ni cô và bà cụ nhìn nhau khẽ thở dài.
Trong phòng chợt im lặng. Tôi nghĩ họ sẽ nói về mình nhưng không phải vậy.
Tôi thấy buồn tẻ vừa định bỏ đi thì nghe thấy tiếng ni cô nói: “Tất cả những chuyện này đều khác với những gì con nghĩ và cũng khác với những gì ông ta nói.”
Thúy Nhi nhìn ni cô.
Ni cô nói: "Mẹ con đưa hai chị em đến nhà ông ta và ông ta đã dạy các con cách biểu diễn xiếc. Khi các con lớn lên thì ông ta lại có suy nghĩ lệch lạc muốn chiếm đoạt thân xác các con. Mẹ các con từ chối. Ông ta đã đầu độc mẹ các con. Không có người ngăn cản nên ông ta đã dễ dàng chiếm đoạt được các con. Để các con nghe lời ông ta mới lừa dối các con, nói bậy bạ là con gái và cha đều làm chuyện đó. Ông ta lo sợ các con phát giác ra chuyện này nên đã không cho các con tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt là nam giới trưởng thành.
Thúy Nhi nhìn bà cụ rồi nhìn ni cô, hỏi:" Có thật không?”
Ni cô nói: “Đúng là như vậy”
Thúy Nhi vẫn chưa tin, hỏi tiếp: “Sao bà biết được ?”
Ni cô ngẩng đầu lên, ánh mắt long lanh, ánh mắt như nhìn thấu căn nhà, bà nói: “Trước kia ta là người của tổ chức Hồng Đăng Chiếu của Nghĩa Hòa Đoàn, đã từng cùng chị em khua đao tiến vào Bắc Kinh, quyết tâm giúp nhà Thanh tiêu diệt ngoại bang, lấy lại xã tắc. Vậy mà lão Phật gia lại câu kết với đám quỷ Tây dương bán đứng chúng ta, đem treo cổ Hồng Đăng Chiếu. Ta trốn thoát được đến Hà Bắc, mai danh ẩn tích rồi thành thân với sư huynh, sống bình lặng. Nhưng một năm sau thì quân Thanh đã tìm chỗ chúng ta lẩn trốn. Đại sư huynh bị sát hại, ta thì xuất gia làm ni cô. Chuyện này cũng đã hơn hai mươi năm rồi.
Ni cô tiếp tục:"Ta cũng có cha, nhưng bắt đầu từ mười tuổi đến nay cha chưa từng đụng vào thân thể của ta. Cha chính là người che chở, bảo vệ cho chúng ta. Thân thể của ta chỉ có đại sư huynh, cũng chính là chồng ta mới được phép đụng chạm. Người đàn ông đó đó không phải là chồng của ngươi, tất nhiên không thể đụng chạm vào ngươi. ”
Thúy Nhi kêu lên, hai tay ôm mặt : "Sao lại có thể như thế ?"
Tôi nghe họ nói nửa hiểu nửa không. Tôi thấy Thúy Nhi đang khóc định đẩy cửa bước vào. Trong tiềm thức tôi đang có cảm giác thân thuộc với Thúy Nhi. Thế nhưng khi nghĩ đến việc Thúy Nhi đẩy tôi ra không cho vào thì tôi lại không dám vào nữa.
Trong phòng không có tiếng ai nói, chỉ còn tiếng Thúy Nhi nức nở, sụt sùi.
Tôi vốn tưởng họ sẽ nói về Ngai Cẩu nhưng đợi mãi không thấy họ nhắc đến. Tôi rất thất vọng thế là tôi nhảy xuống, tìm xem trong chùa có gì vui không.
Trong chùa có một cây bạch quả rất lớn. Trên mặt đất có một đống đá, tôi nhặt lên và ném từng cục lên thân cây bạch quả cho đỡ buồn. Vừa mới ném được hai cục thì thấy họ đi từ trong phòng ra.
Thúy Nhi mắt đỏ hoe, cô ấy kéo tôi bước ra khỏi chùa. Bà cụ đi đằng sau chúng tôi. Bà vẫy tay chào tạm biệt ni cô đang đứng trên thềm đá.